Chủ để vô cùng “nóng bỏng” và được cả toàn cầu quan tâm hiện nay không thể không nói đến Blockchain. Cùng với Bitcoin và tiền kỹ thuật số, nó đã trở thành đề tài bàn luận được vô số những mặt báo có tiếng và xuất hiện trong cuộc trò chuyện của nhiều người. Tuy nhiên thì vấn đề này cũng đang được tranh cãi nhiều bởi nhiều người cho rằng Bitcoin có thể chỉ là bong bóng, còn công nghệ phía sau nó chính là một đột phá, và nó đang trên con đường được chấp nhập tích hợp với internet.
Thậm chí, Jamie Dimon, CEO của JP Morgan, người đã gay gắt phản đối Bitcoin và gây ra nhiều lo lắng cho cộng đồng tiền kỹ thuật số cũng đã đồng ý rằng, công nghệ DLT (công nghệ sổ cái phân tán – distributed ledger technology) có tiềm năng rất lớn để thay đổi ngành tài chính và các ngành khác. Hơn nữa, JP Morgan cùng với nhiều ngân hàng đã tiến hành kiểm tra blockchain cho những trường hợp sử dụng khác nhau trong thực tế.
Vậy thực chất Blockchain là gì? Nó có thể ứng dụng vào những lĩnh vực nào trong cuộc sống và tại sao nó lại được quan tâm như vậy?
Contents
Blockchain là gì?
Theo tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn, Blockchain hay còn gọi là cuốn sổ cái, là hệ thống cơ sở cho phép lưu trữ và truyền tải các khối dữ liệu, thông tin và chúng liên kết với nhau nhờ mã hóa.
Điều đáng nói là các khối thông tin này hoạt động độc lập và mở rộng theo thời gian và được quản lý bởi những người tham gia hệ thống.
Xem thêm: Hướng dẫn cài macOS trên máy ảo Virtualbox nhanh gọn
Nguyên lý làm việc của Blockchain
4 yếu tố để khối thông tin được thêm vào Blockchain như sau:
- Phải diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi.
- Hoạt động giao dịch phải được lưu trữ trong Block.
- Khối thông tin đó phải nhận được hash (hàm chuyển đổi một giá trị sang giá trị khác)
- Công nghệ Blockchain cho phép thực hiện giao dịch mà không cần có sự tham gia của 1 bên trung gian hoặc không cần dựa trên tin tưởng, chúng là nền tảng cho sự ra đời của các hợp đồng thông minh.
Một số đặc điểm chính của BlockChain
Những đặc điểm của Blockchain có thể kể đến như sau:
Một cơ sở dữ liệu phân tán
Một trong những đặc điểm của blockchain đó là chúng không được lưu trữ ở duy nhất một vị trí nào, chúng được công khai và được lưu trữ trong hàng triệu máy tính, có thể truy cập bởi bất cứ ai trên Internet.
Có nét tương đồng với Google Docs
Blockchain hoạt động giống như Google Docs trong việc hai người có thể chỉnh sửa và truy cập khi chủ sở hữu cho phép. Tuy nhiên, ở Blockchain thì 2 chủ sở hữu không thể cùng chỉnh sửa một bản ghi cùng một lúc.
Sự bền vững của blockchain
Do khả năng lưu trữ khối thông tin giống nhau trên mạng lưới của mình, Blockchain có đặc điểm:
- Không bị kiểm soát bởi bất kỳ một thực thể nào
- Không có thiếu sót hoặc lỗi duy nhất nào.
Tính minh bạch cao
Tính minh bạch, rõ ràng của Blockchain được thể hiện ở điểm:
- Dữ liệu được nhúng trong mạng luôn được công khai.
- Khả năng hư hỏng là không hề có.
Tạo thành từ mạng lưới nút tính toán
Nút tính toán ở đây được hiểu là máy tính được kết nối với mạng blockchain, sử dụng client để thực hiện chuyển tiếp và xác nhận. Nút sẽ nhận được một bản sao của blockchain, được tải tự động khi tham gia mạng lưới blockchain.
Blockchain là một công nghệ được phân quyền
Công nghệ phân quyền của Blockchain được hiểu là bất cứ điều gì xảy ra trên đó đều là chức năng của mạng.
Tính bảo mật cao
Thay vì sử dụng username hay password như trên Internet hiện nay, tính bảo mật của blockchain sử dụng công nghệ mã hóa với cặp khóa public/private. Khóa public là một chuỗi các số ngẫu nhiên được sử dụng là địa chỉ của người dùng trên blockchain.
Ứng dụng của Blockchain
Thanh toán các hợp đồng thông minh
Việc sử dụng công nghệ Blockchain cho phép thanh toán tự động toàn bộ các giao dịch khi công cụ tài chính đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định.
Kinh tế chia sẻ
Với đặc điểm cho phép thanh toán ngang hàng, blockchain tạo sự tương tác trực tiếp giữa các bên, kết quả sự phân quyền kinh tế chia sẻ.
Mở rộng gọi vốn
Blockchain cho phép tạo ra nguồn vốn mạo hiểm nhiều hơn đối với các startup.
Cho phép quản trị dễ dàng
Với các đặc điểm như: tạo ra kết quả minh bạch, công khai, cơ sở dữ liệu phân tán sẽ nâng cao tính minh bạch cho các cuộc bầu cứ, cuộc thăm dò,…
Kiểm tra chuỗi cung ứng
Blockchain cho phép xác nhận những sản phẩm chúng ta mua là chính hãng. Chúng được thể hiện qua ngày tháng, vị trí, ví dụ,…
Lưu trữ file phân quyền trên Internet
Việc lưu trữ phân quyền trên Internet giúp bảo vệ các file không bị tấn công hoặc mất tích.
Dự đoán chính xác hơn
Sự chính xác này sẽ cao hơn khi có nhiều dự đoán về xác suất về một sự kiện, việc lấy ý kiến trung bình từ những dự đoán sẽ loại bỏ bớt những sai lệch có thể xảy ra.
Đề cao quyền sở hữu trí tuệ
Hợp đồng thông minh được Blockchain thực hiện sẽ bảo vệ bản quyền, loại bỏ khả năng sao chép, phân phối, bán các sản phẩm trực tuyến.
Quản lý và xác minh danh tính một cách dễ dàng
Với blockchain cùng với khả năng số hóa tài liệu cá nhân, chúng ta sẽ dễ dàng xác minh danh tính 1 người. Điều này rất quan trọng trong giao dịch kinh doanh và nền kinh tế chia sẻ.
Thực hiện AML và KYC
Blockchain có tác động mạnh mẽ đến Anti-money laundering (AML) – chống rửa tiền và know your customer (KYC) – Nhận biết khách hàng của bạn.
Giao dịch chứng khoán
Khi thực hiện ngang hàng, xác nhận giao dịch ngay lập tức. Từ đó, những khâu trung gian như kế toán, lưu ký,…có thể được loại bỏ.
Hệ thống Neighbourhood Microgrid
Công nghệ blockchain cho phép mua và bán năng lượng tái tạo, được tạo ra bởi các lưới vi mô lân cận. Khi các tấm pin mặt trời làm cho năng lượng dư thừa, những hợp đồng thông minh dựa trên Ethereum sẽ tự động phân phối lại nó.
Nhược điểm của Blockchain
Một số nhược điểm của Blockchain có thể kể đến bao gồm:
- Tốn điện do khả năng tự sao chép chính mình đến mọi nút trên blockchain khiến tạo ra một lượng lớn dư thừa.
- Khả năng ngốn nhiều không gian lưu trữ của Blockchain được thể hiện ở đặc điểm bạn sẽ phải tải xuống 60GB dữ liệu để có thể vận hành một nút trên blockchain Bitcoin.
- Tác dụng ngược của đặc điểm không thể bị phá vỡ.
Liệu Blockchain có tạo ra sự đột phá như Internet?
Nhiều chuyên gia cho rằng, Blockchain có thể sẽ thay thế hoặc tạo ra bước đột phá như Internet đã từng, do:
- Rất nhiều công ty, doanh nghiệp lớn đầu tư vào Blockchain.
- Mặc dù không có cơ sở hạ tầng blockchain ở mức độ toàn cầu nhưng lại thu hút rất nhiều người thí điểm.
- Rất nhiều người cho rằng Blockchain có thể thay đổi của cuộc sống của chúng ta.
Liệu lịch sử có lặp lại một lần nữa?
Nhiều chuyên gia đưa ra những điểm tương đồng giữa hai thời đại và cho rằng Blockchain có kết cục giống bong bóng dot com vào năm 1999, tuy nhiên sau đó chúng lại được tiếp nhận rộng rãi. Vì vậy, không ai có thể dám chắc rằng chúng có thể lặp lại lịch sử giống như thời điểm đó hay không. Chỉ chắc chắn một điều rằng, Blockchain có thể điều chỉnh thị trường trong tương lai và những tài sản bị định giá quá cao.
Trên đây là những thông tin về khái niệm Blockchain là gì và những vấn đề liên quan đến chúng mà Mẹo Máy Tính chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích!